Tôi tốt nghiệp thạc sĩ ngành kỹ thuật nhưng được học thêm nghệ thuật từ bé nên tính cách khá mềm. Tôi khá dịu dàng,àngtrưởngthànhtôicàngthấybấtổnkhisốngcùngchồngvàmẹchồhai con thằn lằn con ít nói, sống tình cảm, thích quan tâm. Tôi thấy buồn về bản thân và mất phương hướng, không biết nên làm gì tiếp với cuộc hôn nhân của mình.
Hiện tại, lý do tôi muốn từ bỏ cuộc hôn nhân của mình là vì cảm giác ngột ngạt. Chồng là niềm tự hào của gia đình anh vì nhà khó khăn nhưng anh học rất giỏi. Ngày chúng tôi cưới, tôi vừa ra trường, chồng đã đi làm. Tôi đi làm ba năm thì nghỉ ba năm sinh bé và nuôi con. Sáu năm đó tôi chịu không ít nhận xét từ chồng và gia đình chồng, từ lúc đám cưới đến lúc đi làm lại. Phần mọi người không chấp nhận được việc tôi khác biệt văn hóa gia đình, văn hóa về nơi sống, phần nhà chồng tôi luôn xem gia đình mình là đúng, con mình là nhất. Hôn lễ, bất hòa gia đình hai bên, tôi nghén, trầm cảm sau sinh, tôi ở nhà nhận lương thất nghiệp, chồng có bồ. Những khi có bất hòa giữa tôi và chồng, mọi thứ đều bị xem là lỗi của tôi. Phải rất lâu sau đó, chồng mới hiểu ra và cảm thông hơn, nhưng tôi vẫn ám ảnh việc bản thân rất cô độc những lúc có chuyện.
Bây giờ quan hệ vợ chồng tôi tương đối ổn. Chồng đã quay lại chăm sóc gia đình. Anh không dạy con nhiều nhưng chí thú với việc làm bố. May mắn con tôi tương đối ngoan, nhanh nhẹn và học tốt nên anh cũng hài lòng. Chồng tôi phụ một ít việc nhà và lo việc vòng ngoài ở gia đình. Quan hệ giữa tôi và mẹ chồng cũng khá hơn nhiều. Tôi cảm giác mẹ sống lâu rồi cũng hiểu ra con dâu không tệ; cũng có thể mẹ nhận ra mẹ ngày càng lớn tuổi, yếu hơn, người mẹ sống cùng được chỉ có tôi vì tôi hiền, có trách nhiệm. Lấn cấn trong cuộc sống của tôi là dù sống hòa bình trong gia đình, việc sống cùng chồng và mẹ chồng mãi tôi không thể quen và không thể thấy mình sống là chính mình. Tôi biết mẹ đã tốt hơn nhiều nhưng vẫn không bớt được thói quen chê: chê đồ tôi mua, chê việc tôi làm/ Mẹ giỏi nên luôn nhân danh là góp ý nhưng thực sự tôi rất mệt mỏi khi bị ý kiến từ việc làm mẹ đến việc tôi nói gì chồng.
Ngoài ra, tôi không chịu được việc trong nhà có hai người giống hệt nhau về suy nghĩ, vô thức cách cư xử cũng như nhau, rồi con tôi dần cũng giống như vậy. Tôi như người thiểu số trong những câu chuyện đó. Thêm nữa tôi sợ những cuộc nói qua lại giữa chồng và mẹ chồng dù không liên quan đến mình. Chồng muốn tốt nên áp đặt, hét mẹ. Mẹ nể con nên cãi ầm ĩ nhưng vẫn làm. Sau cùng chồng cáu lây sang tôi và con, còn mẹ chồng buồn bã. Tôi rất dị ứng chuyện lên giọng với người lớn tuổi, chuyện đó gần như không xảy ra trong gia đình nhà tôi.
Tôi dần co lại, không quan tâm nhiều, nhưng dù im lặng hay cãi chồng vì mẹ thì tôi vẫn thấy chán nản. Tôi đồng thời chán ghét bản thân hơn. Vì mẹ chồng là người chẳng bao giờ biết hỏi thăm, vì chồng là người luôn lo lắng cho mẹ trước tiên, tôi dần im lặng, không còn là người dịu dàng, hướng thiện hay quan tâm đến người khác. Tôi chỉ quan tâm nhiều nhất là con, còn với chồng và mẹ thì tôi làm đúng trách nhiệm làm dâu, làm vợ.
Sau cùng tôi cảm giác ngột ngạt về chi tiêu. Bao nhiêu năm nay, tôi chỉ nhận tiền bố mẹ cho, chưa từng gửi cho bố mẹ mình được đồng nào ngoài quà cáp mỗi khi về nhà. Giai đoạn tôi thất nghiệp, bố mẹ gửi tiền cho. Khi tôi về nhà, mua vé đi chơi bố mẹ đều chi trả. Lần bố mẹ đến thăm tôi, chồng trả tiền đi chơi rồi bố mẹ cũng cho phần tiền mang theo xài không hết, coi như bù phần bố mẹ. Tiền trong nhà chồng quản vì anh bảo tôi không biết quản lý. Hai lần anh nói nhà hết tiền để tôi không mua quà về nhà, khiến tôi bắt đầu lấn cấn về việc tiền nong với anh.
Nhìn ở ngoài ai cũng thấy gia đình ba thế hệ chúng tôi sống chung rất ổn. Tôi cũng biết chồng và mẹ chồng rất bình thường với bình diện chung. Trớ trêu thay, dù đã cố gắng rất nhiều, thành tựu không ít, nhưng càng hiểu chuyện tôi càng bất an. Có lẽ do tích tụ nhiều năm nên tôi rất sợ, không thể không so sánh.
Đầu tiên là so sánh mình trước đây và bây giờ. Khi tôi lương thấp, đau bệnh, yếu đuối, luôn bị chê trách không được dạy dỗ tử tế, không biết điều, dù gia đình, bố mẹ tôi khá giả và nề nếp. Tôi khi ấy sống nhẫn nhịn, có trước có sau hơn cả bây giờ. Giờ cuộc sống cá nhân của tôi khá ổn nên chẳng ai chê trách ngoài việc mẹ chồng mỗi ngày chê nhỏ chê to, nhưng liệu điều này có kéo dài được lâu? Hiện tại tôi không đau ốm gì nhiều, cơm tôi nấu được, khách tôi đón được, bề ngoài tôi còn trẻ trung, giường chiếu với chồng tôi chiều được, con tôi dạy được, công việc của tôi khá tốt, tôi đang trong quá trình nhận một khoản thừa kế không ít từ bố mẹ sau khi bố mất.
Tôi biết mình không hoàn hảo nhưng cũng không tệ. Tôi tự hỏi có phải vì mình tốt lên nên mới được cư xử thế? Nếu một ngày tôi già đi, không có khả năng, hay nghèo đi, liệu tôi có lại bị cư xử như ngày xưa? Tôi chỉ mong bản thân được yêu thương vì tính cách, không phải vì những gì mình có. Ngày xưa yêu nhau, chồng bảo yêu tôi vì tôi luôn tìm điểm tốt về người xung quanh. Cưới rồi, chồng bảo tôi ngây thơ khi nhìn nhận thế. Chồng cũng dùng những điều tôi kể về mình và gia đình mình để chê trách tôi. Giờ chồng không nói nữa khi tôi làm việc của mình tốt hơn, nhưng tôi không chắc anh thực sự không nghĩ thế.
Sau nữa tôi cũng so sánh mẹ chồng ngày xưa và bây giờ. Khi mẹ trẻ hơn, nói gì chồng tôi cũng tin. Giờ mẹ yếu hơn, chồng vì lý do tốt cho mẹ mà không ngần ngại cáu, mắng mẹ. Sau này khi tôi già đi, không còn khả năng chiều chồng, xấu xí hay không lo được cơm nước, anh có cư xử với tôi như với mẹ không?
Bây giờ tôi nhận ra hai điều: Một là chúng tôi đã trưởng thành rất nhiều so với thời trẻ, chỉ là theo hướng khác nhau. Người luôn thấy mình giỏi như chồng tôi bắt đầu học cách thừa nhận khả năng của người khác hơn. Còn người luôn tự ti nhút nhát như tôi bắt đầu nhận ra giá trị của bản thân thông qua những thất bại và nỗ lực. Hai là việc sống cùng mẹ chồng như một cuộc chiến quyền lực giữa hai người cùng một mối quan tâm. Nếu một quá cứng, một quá hiền, như tôi từng, rồi sẽ có ngày không biết vị trí của mình ở đâu. Còn nếu cả hai cùng cứng, sẽ có lúc phải cùng lùi trong miễn cưỡng hoặc gây tổn thương cho nhau là không tránh khỏi. Tôi thấy mình thật khờ vì không hiểu sớm hơn.
Tôi không đủ tự tin nên chẳng biết mình muốn gì, hay là tôi thực sự mất kết nối với bản thân vì đã sống quá lâu trong cuộc sống thế này? Tôi không thấy an yên chút nào. Tôi vừa thấy không phải lỗi của nhà chồng, vừa thực sự muốn ly hôn, ở một mình nuôi con, không còn phải lấn cấn những suy nghĩ này nữa. Tiếp tục tôi thực sự không hạnh phúc, vì rồi cuộc sống ba người này sẽ tái diễn nhiều năm nữa. Đến khi con lớn, ra khỏi nhà, tôi sẽ làm gì trong ngôi nhà này? Nhà chung của chúng tôi mua, mẹ ở cùng là điều đương nhiên với chồng, tôi không định đưa yêu sách để cho mẹ ở riêng, tôi có con nên hiểu. Tôi không yêu anh như mẹ. Nhưng tôi thấy tuyệt vọng vì chồng và mẹ sẽ không bao giờ thay đổi.
Tuy nhiên tôi còn một lấn cấn là nơi tôi sống, chuyện ly hôn sẽ rất dài và rắc rối. Nếu một trong hai bên phản đối, ly hôn đơn phương sẽ rất lâu. Trước khi có quyết định của tòa, nếu không thỏa thuận được việc chăm con chung, tôi có thể sẽ phải để con lại nhà nếu muốn đi. Hoặc tôi phải tuyên bố ly hôn và sống cùng chồng, mẹ chồng để chăm con đến khi có quyết định của tòa. Con đang tuổi teen, tôi rất băn khoăn về suy nghĩ của mình. Tôi không biết mình nên cố sống đến năm con 18 tuổi hay dứt khoát luôn. Tôi nên nghĩ gì hay chuẩn bị những gì cho việc sống tiếp hoặc việc ly hôn. Mong độc giả cho tôi một góc nhìn từ bên ngoài, xin cảm ơn.
Thúy Vi
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc